Cách viết CV chăm sóc khách hàng ghi điểm với nhà tuyển dụng

CV là bản tóm tắt quá trình học tập, kinh nghiệm là việc của bản thân, được dùng để xin việc. Những bạn muốn xin việc chăm sóc khách hàng, cần có một bản CV chăm sóc khách hàng. Vậy cách viết CV chăm sóc khách hàng là như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu chung về CV chăm sóc khách hàng

Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng của một doanh nghiệp, thì điều kiện cần đầu tiên là bạn cần có một chiếc CV. Một chiếc CV chăm sóc khách hàng giới thiệu được đầy đủ các thông tin về bản thân cũng như các kinh nghiệm, kỹ năng của bạn.

Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được những nhân sự có tố chất và tinh thần làm việc phù hợp với vị trí họ tuyển. Chính vì vậy, hãy nghiên cứu công việc chăm sóc khách hàng thật kỹ và đưa ra những thông tin có lợi cho bản thân trong CV. Từ đó, đánh bật những ứng viên khác để có được công việc như ý.

Cách viết CV chăm sóc khách hàng ghi điểm với nhà tuyển dụng

Để viết CV chăm sóc khách hàng gây thiện cảm và ghi điểm với nhà tuyển dụng, cần thực hiện tốt các bước dưới đây.

Cách viết CV chăm sóc khách hàng
Cách viết CV chăm sóc khách hàng

Cung cấp thông tin cá nhân

Bước đầu tiên chính là cung cấp các thông tin cá nhân để giới thiệu bạn là ai trong CV. Bạn sẽ cung cấp các thông tin như họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, email, số điện thoại, mạng xã hội,… Đây là căn cứ để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn nên phải đưa thật chính xác nhé.

Bên cạnh đó, một hình ảnh đại diện thật lịch sự, rõ nét cũng tạo nên thiện cảm rất lớn với nhà tuyển dụng.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là một yếu tố không thể thiếu trong CV chăm sóc khách hàng. Đưa mục tiêu nghề nghiệp vào CV sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về định hướng phát triển của bạn với doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp có thể tin tưởng và lựa chọn bạn vào vị trí của họ hay không.

Thông thường, trong một CV, người ta thường chia mục tiêu nghề nghiệp thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn thể hiện tham vọng của bạn trong 3 – 5 năm tới. Còn mục tiêu ngắn hạn là mong muốn của bạn hiện tại như được nhận vào làm tại công ty, hòa đồng với đồng nghiệp,… Lưu ý mục tiêu càng cụ thể càng thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Tóm tắt trình độ học vấn

Trình độ học vấn cũng là một trong những mục được rất nhiều nhà tuyển dụng quan tâm. Đặc biệt là những vị trí cấp cao hoặc yêu cầu cao về trình độ chuyên môn. Ở mục này, hãy trình bày tên trường bạn đã hoặc đang theo học (Đại học/Cao Đẳng/Trung Cấp/…), chuyên ngành bạn theo học cũng như thời gian bắt đầu và kết thúc khóa học.

Bên cạnh đó, nếu bạn có các bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, … khác hãy thêm vào tương tự như trên nhé.

Trình bày kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là một phần rất quan trọng trong cách viết CV chăm sóc khách hàng. Những nhân sự có nhiều kinh nghiệm thường có ưu thế hơn so với các bạn trẻ mới ra trường. Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm thì hãy nêu rõ tên công ty đã từng làm việc, vị trí và thời gian làm việc. Bên cạnh đó, hãy đưa ra những kiến thức và kỹ năng bạn đã tích lũy được trong suốt thời gian qua.

Mẫu CV chăm sóc khách hàng
Mẫu CV chăm sóc khách hàng

Lưu ý:

  • Trình bày nội dung đầy đủ, ngắn gọn
  • Công việc làm gần nhất xếp trước, rồi mới đến các công việc xa
  • Ưu tiên xếp những công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng lên đầu

Đưa ra những kỹ năng mềm cần thiết

Chăm sóc khách hàng là công việc mà đòi hỏi ứng viên rất nhiều kỹ năng mềm. Chính vì vậy, việc thể hiện những kỹ năng cần thiết trong CV là hoàn toàn cần thiết. Điều đó giúp nhà tuyển dụng nắm thông tin và biết bạn có những kỹ năng phù hợp với công việc không.

Các kỹ năng mà một nhân viên chăm sóc khách hàng cần có là:

  • Kỹ năng giao tiếp (bao gồm kỹ năng lắng nghe và phản hồi trò chuyện)
  • Kỹ năng xử lý tình huống
  • Kỹ năng thuyết phục khách hàng
  • Kỹ năng ngoại ngữ, tin học
  • Cần có thái độ ôn hòa, kiên nhẫn, nhiệt huyết,…

Sau khi đã có những kỹ năng này, điều tiếp theo bạn cần làm là sắp xếp chúng cho thật logic, bắt mắt, thu hút nhà tuyển dụng.

Hoạt động ngoại khóa

Ngày nay, các nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến những kiến thức, kỹ năng hay các kinh nghiệm mà bạn có. Họ còn quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động xã hội mà các ứng viên tham gia.

Nếu bạn đã từng tham gia các câu lặp bộ, đội nhóm, tổ chức thiện nguyện,… thì đừng ngần ngại ghi vào CV, bởi đây là một điểm cộng rất lớn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng đấy nhé.

Hoạt động ngoại khóa trong CV chăm sóc khách hàng
Hoạt động ngoại khóa trong CV chăm sóc khách hàng

Đặc biệt, nếu các hoạt động mà các bạn tham gia liên quan đến chăm sóc khách hàng, hoặc liên quan đến các kỹ năng như trình bày, thuyết phục người khác,… thì đây chắc chắn là thế mạnh rất lớn của bạn để cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng khác.

Giới thiệu sở thích, tính cách của bản thân

Ngoài các thông tin cá nhân cơ bản, bạn có thể liệt kê một vài sở thích hay tính cách liên quan đến công việc chăm sóc khách hàng. Ví dụ bạn là một người hòa đồng, kiên nhẫn, cẩn thận, thích tham gia giao lưu tại các hoạt động, phong trào thiện nguyện,…

Nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào những sở thích hay tính cách này để xét xem bạn có phù hợp với công việc chăm sóc khách hàng hay không. Đây là một bước bổ sung trong cách viết CV chăm sóc khách hàng. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể bỏ bước này ra khỏi CV nếu thấy không có tính cách hoặc sở thích phù hợp.

Cung cấp chứng chỉ đạt được và minh chứng kèm theo

Để chứng minh được trình độ học vấn, các kiến thức và kỹ năng của bạn thì việc cung cấp các bằng cấp hay chứng chỉ kèm theo là điều đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng các hình ảnh về bằng cấp và chứng chỉ của mình. Ví dụ hình ảnh các chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEIC, HSK,… chứng chỉ tin học văn học MOS, IC2,…

Những điểm đáng chú ý khi viết CV chăm sóc khách hàng

Màu sắc CV chăm sóc khách hàng

Thông thường, những màu sắc tươi sáng, trang nhã, hài hòa sẽ làm nhà tuyển dụng thoải mái hơn khi đọc CV của bạn. Bạn có thể sử dụng những màu như xanh blue, xanh lá mạ, xanh lá cây, xanh ngọc kết hợp trắng,…

Mặt khác, bạn cũng có thể chọn màu theo màu thương hiệu (logo, đồng phục,…) của công ty để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc và hạn chế chọn những gang màu nóng và tối đậm như đen, tím, đỏ thẫm,… gây nhức mắt và mệt mỏi cho người đọc.

Bố cục

Trong cách viết CV chăm sóc khách hàng, bố cục cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Thể hiện tính thẩm mỹ cũng như tư duy của ứng viên. Nên chọn những mẫu CV chăm sóc khách hàng có bố cục gọn gàng, phân chia nội dung hợp lý, tiết kiệm diện tích cho các phần quan trọng.

Kết hợp kỹ năng

Mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu khác nhau về kỹ năng. Công việc chăm sóc khách hàng cũng không phải là ngoại lệ. Hãy đưa các thông tin về kỹ năng của bạn vào CV chăm sóc khách hàng thật khéo léo để nhà tuyển dụng nhận ra bạn là ứng viên phù hợp nhất.

Trung thực

Mỗi từ ngữ, số liệu bạn đưa vào CV chăm sóc khách hàng cần đảm bảo độ chính xác. Bởi khi nhà tuyển dụng gọi bạn đi phỏng vấn, bất cứ lúc nào, họ sẽ hỏi bạn xem những gì bạn viết trong CV có thực sự đúng hay không.

Nếu những gì đưa ra trong CV không thực sự chính xác, điều này sẽ kiến nhà tuyển dụng tức giận, bạn sẽ bị mất lòng tin của họ và thậm chí có thể đánh mất cơ hội việc làm đó.

Trung thực khi viết CV chăm sóc khách hàng
Trung thực khi viết CV chăm sóc khách hàng

Độ dài tối ưu

Một bản CV chăm sóc khách hàng nên chỉ có độ dài tối đa từ 1 – 2 trang A4. Chính vì vậy , các thông tin trong CV cần chọn lọc kỹ cũng như cần trình bày một cách ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu nhất. Khi CV của bạn quá dài sẽ khiến nhà tuyển dụng không có thời gian để xem hết. Hoặc nếu quá ngắn, sẽ không đủ để đánh giá bạn có phù hợp với công việc của họ hay không.

Hy vọng bài viết của Tuyển Dụng sẽ giúp các bạn biết được cách viết CV chăm sóc khách hàng. Hãy ghi nhớ, và ứng dụng những bước này để giúp bạn sở hữu một chiếc CV chất lượng, ghi điểm cao với nhà tuyển dụng mình nhé.