Reviewer là gì? Để trở thành một reviewer chuyên nghiệp cần có những gì?

Những năm vừa qua, reviewer là một nghề nổi lên như một ngôi sao sáng trên mạng. Với sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông thì nghề reviewer đang rất được giới trẻ đón nhận và nhiều người xem đây là một nghề vừa kiếm ra tiền vừa có thể nổi tiếng. Cùng xem reviewer là gì và cách để trở thành một reviewer chuyên nghiệp như thế nào nhé.

Reviewer là gì?

Reviewer hay còn gọi là người đánh giá, người chia sẻ những nội dung về trải nghiệm bản thân khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ nào đó, bao gồm đồ công nghệ, đồ ăn, ô tô, xe máy, phim ảnh, âm nhạc,… Nói chung là bất cứ thể loại nào cũng có thể review đánh giá được. Bản chất của nghề reviewer là đưa ra những nhận định, nhận xét, phê bình của bản thân đối với sản phẩm giúp cho người xem có thêm một cái nhìn tổng quan về sản phẩm đó. Như vậy, bạn đã hiểu reviewer là gì chưa nào?

Là một người reviewer, bạn chắc chắn phải có một kiến thức dày dặn về lĩnh vực mà mình chọn để đưa ra đánh giá chính xác nhất. Chưa dừng lại ở đó, bạn phải đảm bảo sự công tâm, không review theo hướng nghiêng về cảm xúc lý tính mà phải đưa ra những phân tích, ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm để chia sẻ những nội dung có ích nhất đến người theo dõi.

Có bao nhiêu lĩnh vực review? Lĩnh vực nào đang được nhiều reviewer lựa chọn nhất?

Sau khi bạn đã tìm hiểu reviewer là gì ở phần trên rồi thì có thể khẳng định là không có giới hạn lĩnh vực nào dành cho reviewer. Tức là họ có thể đánh giá bất cứ thứ gì mình muốn, miễn là mang lại nội dung hữu ích cho người theo dõi. Hiện nay có một số dạng reviewer phổ biến theo các lĩnh vực như:

Reviewer công nghệ

reviewer là gì

Khi mà khoa học kỹ thuật phát triển, những món đồ công nghệ cũng ngày càng nhiều và luôn được cải tiến mà mang lại những sự độc đáo và mới mẻ cho người dùng. Hiện nay trong lĩnh vực này đa số các reviewer đều chọn những sản phẩm công nghệ như điện thoại, laptop, PC, tablet để làm sáng tạo nội dung. Bởi vì nó đa dạng mẫu mã, nhiều công nghệ được sử dụng và có lượng người dùng đông đảo. Một số cái tên reviewer đồ công nghệ nổi bật hiện nay có thể kể đến như Vinh Vật Vờ, Tinh Tế, Relab,…

Food reviewer

Food reviewer là những người chuyên làm nội dung đánh giá về ẩm thực, đây là lĩnh vực có độ cạnh tranh cao nhất bởi vì có quá đông reviewer đang hoạt động và cho ra rất nhiều video mỗi ngày. Việt Nam là một đất nước có độ đa dạng món ăn thuộc hàng bậc nhất thế giới nên đây cũng là một mảnh đất màu mỡ cho các reviewer ẩm thực để họ thoả sức sáng tạo nội dung. Một số kiểu nội dung phổ biến như đánh giá món ăn tại 1 quán nào đó, đánh giá đồ ăn của một nhà hàng, xếp hạng đồ ăn ngon tại 1 địa phương,…

Food reviewer

Review xe

Xe cộ là một lĩnh vực được rất nhiều reviewer khai thác và trải dài ở nhiều phân khúc khác nhau. Có một số reviewer có quan hệ rộng sẽ chọn làm những nội dung về xe sang, những chiếc siêu xe đắt tiền. Cũng có một số người lựa chọn review những chiếc xe phổ thông, ngách xe cũ,… Đây không phải là một lĩnh vực quá mới, nhưng để bám trụ với nghề review xe thì ngoài mối quan hệ tốt với các chủ xe thì cũng cần có nguồn lực tài chính đủ lớn để thuê những chiếc xe giá trị cao. Một số kênh review xe hay hiện nay có thể kể tên đó là Trà đá Ô tô, Xe hay, Xế Cưng,…

Review sản phẩm thời trang, mỹ phẩm

Thời trang và mỹ phẩm là 2 lĩnh vực làm đẹp rất tiềm năng tại Việt Nam, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều reviewer có thể làm tốt trong 2 lĩnh vực này. Có thể do gu thời trang và mắt thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau nên việc đưa ra một nội dung chất lượng thoả mãn số đông là cực kỳ khó.

Review dịch vụ, trải nghiệm

Hiện nay có khá nhiều reviewer chọn những dịch vụ trải nghiệm như địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn để sáng tạo nội dung hấp dẫn cho người xem. Một số người còn mạnh tay chi ra số tiền khủng để đến những địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ngoài để làm video, điển hình như Khoa Pug, Khoai Lang Thang,…

Những kỹ năng cần có để trở thành một reviewer chuyên nghiệp

Biết cách giao tiếp hiệu quả và tạo độ thu hút với người xem

reviewer

Bản chất của reviewer là giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho người xem qua những trải nghiệm thực tế của chính mình. Vì thế nên việc truyền tải lời nói, cử chỉ sao cho thu hút, dễ nghe, dễ hiểu là điều quan trọng nhất. Khi thực hiện đánh giá qua việc quay video, bạn cần chú ý đến âm thanh phải dễ nghe, khớp với hình ảnh, thu hút với nét riêng và có thể pha trộn một ít hài hước dí dỏm. Đây là kỹ năng quan trọng nhất và bạn cần phải trau dồi nhiều để trở thành một reviewer chuyên nghiệp được nhiều người mến mộ và tin tưởng.

Am hiểu kiến thức về lĩnh vực bạn chọn

Khi đã biết reviewer là gì và những dạng reviewer thì bạn có thể hình dung được lĩnh vực mà mình muốn chọn. Tốt nhất là hãy chọn lĩnh vực mà mình có thế mạnh và am hiểu nhất để làm, ngoài ra, bạn cần phải học hỏi, cập nhật thông tin liên tục để truyền tải chính xác nhất đến khán giả của mình.

Khả năng sử dụng công nghệ

Để video của bạn được chất lượng nhất thì đòi hỏi bạn phải đầu tư mạnh ngay từ khi bắt tay vào nghề này. Bạn phải học cách quay video, chọn bối cảnh, hậu kỳ, chỉnh sửa âm thanh, thêm hiệu ứng,… Một video chỉnh chu sẽ khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều trong mắt người xem. Nếu bạn không có thời gian hoặc không có khả năng làm những việc này thì có thể xây dựng cho mình một ekip hậu kỳ riêng.

Kỹ năng cần có của reviewer

Lựa chọn nền tảng truyền thông phù hợp

Hiện nay, đa số các reviewer đều chọn kênh Youtube và Tiktok để đăng tải video đánh giá của mình. Bởi đây là 2 mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất và nhiều người dùng nhất hiện tại. Ngoài ra, bạn cần phải biết xem những thông số về những người theo dõi mình để biết họ là ai, đến từ đâu, bao nhiêu tuổi để tối ưu hoá nội dung đến đúng đối tượng nhất.

Vậy là bạn đã biết được reviewer là gì và những điều cần có để trở thành một reviewer chuyên nghiệp. Hiện tại cũng có không ít các studio đang tuyển dụng reviewer nên nếu bạn có khả năng hãy ứng tuyển vào để có cơ hội thể hiện mình trong lĩnh vực mình yêu thích nhé.

Xem thêm: Stylist là gì? 4 điều nên làm để trở thành một stylist giỏi?